
XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CHO SPA CỦA BẠN
Phác họa chân dung khách hàng Spa là bước cần phải có trong chiến dịch marketing để triển khai chương trình tiếp thị đạt hiệu quả cao. Nếu xác định khách hàng Spa là khoanh vùng được đối tượng thì xây dựng chân dung sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhìn thấy rõ hơn ‘bộ mặt’ của khách hàng mình. Vậy làm sao để xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu. Cùng Global Beauty Group khám phá trong bài viết hôm nay nhé!
Chân dung khách hàng là gì?
Chân dung khách hàng sẽ bao gồm toàn bộ thông tin về công việc và cuộc sống của khách hàng như nghề nghiệp, chức vụ, kỹ năng chuyên môn, những tham vọng, những mối bận tâm, khó khăn và thách thức mà họ gặp phải,… Cả những thông tin như khách hàng mong đợi gì ở sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, họ đang tìm kiếm, tiếp xúc với các nguồn thông tin ở đâu, họ đang sử dụng mạng xã hội nào,… cũng phải được tìm hiểu và ghi chép lại.
Xây dựng chân dung khách hàng cho spa như thế nào?
1. Tìm kiếm đối tượng nghiên cứu
Khách hàng hiện tại: Đây là đối tượng sẽ đóng góp rất nhiều yếu tố trong bản chân dung mà bạn đang tìm kiếm. Bởi chí ít, đối tượng này đã từng sử dụng dịch vụ, và gắn bó ở mức độ nào đó với Spa của bạn.
Không chỉ tìm kiếm những khách hàng có đánh giá tích cực, bạn còn phải đặc biệt lưu tâm tới đối tượng khách không hài lòng với sản phẩm / dịch vụ. Đôi khi, số đông khách hàng khó tính lại giúp bạn hiểu thêm về bản chất vấn đề mà sản phẩm của bạn đang gặp phải.
Việc thu thập thông tin từ khách hàng không nhất thiết phải đi kèm quà tặng. Bởi đôi khi, các bài khảo sát này là cơ hội để khách có thể bày tỏ những điều họ muốn nói về dịch vụ Spa của bạn. Ai mà chẳng cảm thấy thích thú khi tiếng nói của mình được coi trọng?
Vậy nên, khi thu thập thông tin, đừng quên thể hiện mục tiêu của bản khảo sát, và nhấn mạnh rằng mỗi đóng góp của khách là rất có giá trị đối với hoạt động kinh doanh của công ty bạn.
Khách chưa dùng dịch vụ Spa bạn: Đối với khách hàng tiềm năng, bản khảo sát là cơ hội tốt để bạn tìm hiểu lý do vì sao họ quyết định không mua hàng, thanh lọc tính cách, hành vi và đưa chúng vào bản chân dung khách hàng.
Đối tượng từ các nguồn khác: Rất có thể, có những vị khách hàng tiềm năng chưa biết tới sự hiện diện của thương hiệu bạn. Bằng mối quan hệ của mình, bạn có thể tiếp cận họ thông qua bạn bè, người thân, khách hàng hiện tại, các nền tảng mạng xã hội,…
Rất có thể, qua các bài khảo sát, phỏng vấn, bạn lại tìm ra những điểm mới để thể hiện vào chân dung khách hàng của mình.
Một số tips trong quá trình phỏng vấn khách hàng
- Sử dụng phần thưởng: Trong một số trường hợp, bạn phải dùng phương thức này để khích lệ khách hàng thực hiện hành động. Quà tặng là động lực để họ bỏ chút thời gian trả lời câu hỏi của bạn.
- Số lượng người phỏng vấn: Thường là trong khoảng 3 – 5 người. Mỗi người đại diện cho một nhóm đối tượng khác nhau, như khách hàng hiện tại, người chưa mua sản phẩm, người chưa biết đến thương hiệu,…
- Số câu hỏi phỏng vấn: Nên trong khoảng 20 câu hỏi, về Thông tin cá nhân, sở thích, thói quen mua sắm, thói quen tìm kiếm thông tin, vấn đề đang gặp phải,…
2. Sử dụng kết quả nghiên cứu để xây dựng chân dung khách hàng.
Sau khi hoàn thành công đoạn thu thập thông tin. Đã đến lúc bạn chuyển đổi dữ liệu thô thành những thông tin có nghĩa.
Việc đầu tiên cần làm là nhận diện và phân các nhóm dữ liệu có nhiều điểm chung ra làm một. Sau đó là xây dựng một chân dung khách hàng hoàn chỉnh. Và cuối cùng là phân phối chân dung khách hàng đó đến các bộ phận cần sử dụng thông tin.
Một chân dung khách hàng hoàn chỉnh cần các đề mục như sau:
- Thông tin chung: Nghề nghiệp, vị trí, gia đình (có bao nhiêu người, đã kết hôn chưa).
- Thông tin về nhân chủng học: Giới tính, nhóm tuổi, thu nhập bình quân, vị trí địa lý (thành thị hay nông thôn).
- Tính cách – hành vi: (Là người có tính cách như thế nào, thường xuyên tiếp nhận / tra cứu thông tin từ đâu).
- Mục tiêu: (Mục tiêu cá nhân trong dài hạn và ngắn hạn).
- Vấn đề gặp phải với sản phẩm / vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
- Góp ý sản phẩm cần cải thiện những điều gì / Mong muốn giải pháp khắc phục vấn đề trong cuộc sống.
Gợi ý chân dung khách hàng đối với ngành làm đẹp:
- Độ tuổi: 22 – 35
- Giới tính: nữ và một phần nhỏ nam (về mụn, sữa rửa mặt…).
- Khu vực: target khách ở cùng tỉnh hoặc vùng lân cận tùy theo nhu cầu.
- Sở thích: làm đẹp, quan tâm các sản phẩm về làm đẹp, phụ nữ, thời trang tùy phân khúc.
- Hành vi: thường online các giờ nghỉ trưa, hành vi tìm kiếm và tham khảo kỹ thông tin của sản phẩm của bạn.
- Nhóm tiềm năng: các nhóm về buôn bán mặt hàng thời trang, nhóm buôn bán, nhóm tâm sự eva, nhóm mẹ bỉm, nhóm tâm sự dao kéo thẩm mỹ…
- Fanpage tiềm năng: Fanpage về mẹ bỉm: eva, tâm sự, thời trang, ăn vặt, làm đẹp…VD: tâm sự eva…
- Profile tiềm năng: Các Profile có thể target các đại lý mỹ phẩm, chủ sở hữu công ty về phân phối mỹ phẩm, các Profile của nghệ sỹ nổi tiếng có PR về mỹ phẩm.
- Lưu ý thêm: mặt hàng này quan trọng độ uy tín, độ tin cậy cao, xây dựng Profile cá nhân, Fanpage chuẩn về mặt hình ảnh, thông tin tạo sự tin cậy. Có các feedback và dẫn chứng cụ thể khi sử dụng các sản phẩm này.
Cuối cùng, bạn cần đảm bảo chân dung khách hàng của bạn có tên và ảnh nhận diện rõ ràng. Điều này giúp ích cho các bộ phận tiếp nhận thông tin (như phòng Marketing, phòng kinh doanh) dễ dàng ghi nhớ các thông tin về chân dung khách hàng giả định này nhiều hơn.
Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng khi làm dịch vụ Spa để có thể khai thác đúng tiềm năng của khách hàng. Theo dõi Global Beauty Group để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay về vận hành spa nhé!
----------------------------------------------------
Global Beauty Group - Giá Trị Tạo Thương Hiệu
- Hotline: 091 221 72 97
- Website: http://gbgroup.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/GlobalBeautyGr